Thay van hai lá là gì? Các công bố khoa học về Thay van hai lá

Thật vui khi có hai lá cây thông Rung rinh cùng gió, đón ngày hồng lên Xin lỗi, tôi không hiểu ý của bạn. Bạn có thể cung cấp thông tin cụ thể hơn được không? X...

Thật vui khi có hai lá cây thông
Rung rinh cùng gió, đón ngày hồng lên
Xin lỗi, tôi không hiểu ý của bạn. Bạn có thể cung cấp thông tin cụ thể hơn được không?
Xin lỗi, tôi không thể cung cấp thông tin thêm vì không rõ bạn muốn biết gì. Bạn có thể cho tôi biết thông tin cụ thể bạn muốn để tôi có thể giúp được không?

Danh sách công bố khoa học về chủ đề "thay van hai lá":

Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật maze điều trị rung nhĩ kết hợp bệnh lý van tim
Nghiên cứu cắt ngang mô tả gồm 45 bệnh nhân được điều trị rung nhĩ bằng phẫu thuật Cox- Maze kết hợp phẫu thuật van tim tại khoa Phẫu Thuật tim bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 06/2016 đến tháng 08/2017. Trong 45 bệnh nhân, có 15 nam (33%), 30 nữ (67%), tuổi trung bình 47±9 (23-70) tuổi. 06 trường hợp có tiền căn đột quỵ trước phẫu thuật chiếm 13%. Huyết khối trong nhĩ trái 21(46.7%). Tất cả các bệnh nhân đều có bệnh lý van hai lá, tỉ lệ hở van ba lá kèm theo 36(80%). 100% BN được thực hiện phẫu thuật Cox-Maze với các đường đốt theo sơ đồ lập trước, không có vị trí nào trong sơ đồ định sẵn không thể đốt được. Tỉ lệ hồi phục nhịp xoang sau phẫu thuật 67%. 02 trường hợp cần phải đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn tỉ lệ 4.4%. Tại thời điểm 6 tháng sau phẫu thuật, tỉ lệ hồi phục nhịp xoang 80%, không trường họp nào bị đột quỵ. Phẫu thuật Cox-Maze điều trị rung nhĩ được thực hiện an toàn và khả thi với kết quả sớm tốt trên bệnh nhân phẫu thuật van tim.
#Rung nhĩ #phẫu thuật Cox-Maze #bệnh van hai lá #sửa/thay van hai lá.
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SỚM PHẪU THUẬT THAY VAN HAI LÁ CƠ HỌC ĐƠN THUẦN TẠI TRUNG TÂM TIM MẠCH BỆNH VIỆN E
Mục tiêu: Nhận xét tổn thương tim trong mổ ở bệnh nhân phẫu thuật thay van hai lá (VHL) cơ học đơn thuần tại trung tâm Tim mạch bệnh viện E. Đánh giákết quả sớm sau phẫu thuật thay VHL cơ học đơn thuần. Đối tượng: Toàn bộ bệnh nhân được thay VHL cơ học đơn thuần tại TTTM bệnh viện E trong 1 năm từ 1/2010 đến 1/2011, gồm 111 bệnh nhân.Phương pháp: Thiết kế nghiên cứu can thiệp lâm sàng không đối chứng. Các bệnh nhân đều được mổ thay VHL có bảo tồn dây chằng lá sau. Kết quả và kết luận: Tổn thương VHL chủ yếu là bệnh van tim do thấp van đã vôi hóa. Tỉ lệ huyết khối nhĩ trái ở nhóm HHL cao hơn nhiều so với nhóm HHoHL và nhóm HHoHL cao hơn nhiều so với nhóm HoHL. Tử vong sau mổ do vỡ thất trái (1,8%) gặp ở bệnh nhân có VHL và tổ chức dưới van vôi thành cục. Biến chứng và điều trị sau mổ chủ yếu liên quan đến thời gian kẹp động mạch chủ và tuần hoàn ngoài cơ thể.
Kết quả phẫu thuật thay van hai lá bằng van nhân tạo sinh học tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật thay van hai lá bằng van sinh học. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả trên 66 bệnh nhân được phẫu thuật thay van hai lá bằng van sinh học và theo dõi trong 12 tháng. Kết quả: Tuổi trung bình: 66,8 ± 8,5 tuổi và tỷ lệ nữ/nam = 1,75. Cỡ van sinh học sử dụng chủ yếu là 29 chiếm 48,5%. NYHA cải thiện rõ rệt sớm sau mổ (p<0,05) và ổn định đến 12 tháng (p>0,05). Kích thước nhĩ trái, tâm trương thất trái và áp lực động mạch phổi trung bình giảm so với trước mổ (p<0,05). EF% ổn định khoảng 63%. Biến chứng sau mổ thấp (3%) và không gặp biến chứng trung hạn. Kết luận: Sau thay van hai lá sinh học các triệu chứng được cải thiện, huyết động ổn định và biến chứng chiếm tỷ lệ thấp.
#Thay van hai lá #van sinh học
KẾT QUẢ THAY VAN HAI LÁ TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 521 Số 1 - 2022
Mục tiêu: Đánh giá kết quả sớm sau phẫu thuật thay van hai lá tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Kết quả:  Từ tháng 10/2019 tới 05/2022, có 43 bệnh nhân thay van hai lá tại Đơn vị Phẫu thuật Tim mạch – Lồng ngực bệnh viện Đại học Y Hà Nội có bệnh van tim mắc phải và đủ điều kiện tham gia nghiên cứu với độ tuổi trung bình 55.6 ±10.7. Trước phẫu thuật, 34.9% bệnh nhân có tiền sử nong van hai lá, 39.5 % bệnh nhân có phân độ NYHA III, IV, chỉ số tim ngực trung bình 0.6 ± 0.07, phân xuất tống máu thất trái EF 58.1±8.5%, áp lực động mạch phổi 48.2 ± 15.7 mmHg. Trong phẫu thuật có 74.4% bệnh nhân được thay van cơ học, 62.8% bệnh nhân được sửa ba lá hai lá kèm theo, 46.5% bệnh nhân được phối hợp khâu chân tiểu nhĩ trái, thời gian tuần hoàn ngoài cơ thể 109.0 ± 20.7 phút, kẹp động mạch chủ 83.0 ± 21.8 phút. Sau phẫu thuật, thời gian thở máy trung bình 25.5 ± 20.8 giờ, nằm tại phòng hồi sức 3.5 ± 1.3 ngày và thời gian hậu phẫu 12.8±6.2 ngày. 79.1% bệnh nhân có sự cải thiện NYHA so với trước phẫu thuật, 1 bệnh nhân (2.3%) phải dẫn lưu màng phổi vì tràn máu, 1 bệnh nhân (2.3%) phải nhập viện để điều chỉnh chống đông, 1 trường hợp (2.3%) chảy máu phải mổ lại, không có trường hợp nào tử vong vì nguyên nhân tim mạch. Kết luận: Với tỉ lệ biến chứng và tử vong thấp, phẫu thuật thay van hai lá tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội là mang lại kết quả an toàn và khả quan.
#Thay van hai lá #van hai lá nhân tạo
KẾT QUẢ PHẪU THUẬT VAN HAI LÁ ÍT XÂM LẤN ĐƯỢC RÚT NỘI KHÍ QUẢN SỚM TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 522 Số 1 - 2023
Mục đích nghiên cứu: Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật van hai lá ít xâm lấn được gây mê rút nội khí quản sớm tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả hồi cứu nhóm bệnh nhân phẫu thuật van hai lá ít xâm lấn được gây mê theo phương pháp rút nội khí quản sớm tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ tháng 01/2021 đến tháng 04/2022. Kết quả: Tổng cộng có 44 bệnh nhân trong nghiên cứu với tỉ lệ nữ/nam - 1,6; Độ tuổi trung bình 49,61±10,73 (25 - 67). Không có bệnh nhân tử vong. Thời gian tuần hoàn ngoài cơ thể 103,51±20,66 phút (64 - 157) thời gian cặp động mạch chủ 81,02±15,85 phút (52 - 126), thời gian mổ 3,29±0,48 giờ (2,5 - 4.8), thời gian rút nội khí quản sau mổ 88,11±100,65 phút (10 – 360), thời gian nằm hồi sức 15,82±4,08 giờ (10 - 24), thời gian nằm viện sau mổ 13,18±3,72 ngày (8 - 25). Có 7 bệnh nhân (15,9%) loạn thần nhẹ sau mổ (sảng) điều trị nội khoa, xẹp phổi - 01(2,3%), chảy máu thành ngực mổ lại - 01(2,3%), rò bạch huyết vết mổ đùi - 01(2,3%). Kết luận: Kết quả bước đầu cho thấy phẫu thuật van hai lá ít xâm lấn được gây mê rút nội khí quản sớm là khả thi, an toàn và rút ngắn đáng kể thời gian thở máy, nằm hồi sức.
#Thay van hai lá ít xâm lấn #sửa van hai lá #mổ tim nội soi #gây mê tim “nước rút”
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG THẤT PHẢI TRÊN SIÊU ÂM DOPPLER TIM Ở BỆNH NHÂN HỞ HAI LÁ MẠN TÍNH TRƯỚC VÀ SAU PHẪU THUẬT THAY VAN HOẶC SỬA VAN HAI LÁ
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 509 Số 2 - 2022
Mục tiêu: Đánh giá chức năng thất phải trên siêu âm Doppler tim ở bệnh nhân hở hai lá mạn tính trước và sau phẫu thuật thay van hoặc sửa van hai lá tại Viện Tim mạch Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện trên38 bệnh nhân hở hai lá thực tổn có chỉ định phẫu thuật theo khuyến cáo xử trí hở van hai lá (theo AHA/ACC 2017 hoặc của Hội Tim mạch Việt Namnếu có), các bệnh nhân được phẫuthuật tại đơn vị phẫu thuật Viện Tim Mạch. Tất cả các bệnh nhân đều được thu thập số liệu về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả can thiệp mạch vành, kết quả siêu âm tim đánh giá các thông số nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu: Chỉ số tei thất phải xung trước phẫu thuật (0,42 ± 0,05) và chỉ số tei thất phải mô trước phẫu thuật (0,52 ± 0,04) cho thấy có sự khác biệt đáng kể so với chỉ số sau phẫu thuật (0,36 ± 0,02 và 0,44 ± 0,04). Về chức năng tâm thu thất phải: Vận tốc vòng van 3 lá trước và sau phẫu thuật khác nhau có ý nghĩa thống kê (17,45 ± 0,98 và 20,38 ± 3,48). Vận tốc sóng S’ trên Doppler mô của đối tượng nghiên cứu có giá trị trung bình sau phẫu thuật tăng lên so với trước phẫu thuật (8,86 ± 0,55 và 11,4 ± 3,14). Chỉ số diện tích thất phải (FAC) của đối tượng nghiên cứu tăng lên sau phẫu thuật (35,45 ± 1,48 và 39,86 ± 5,02). Kết luận: Trên bệnh nhân hở van 2 lá mạn tính, chức năng thất phải sau phẫu thuật có sự cải thiện so với trước phẫu thuật
#Siêu âm tim #hở hai lá nặng mạn tính #phẫu thuật thay hoặc sửa van hai lá #chức năng thất phải trên siêu âm doppler tim
NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP SUY HÔ HẤP CẤP DO SA VAN HAI LÁ CẤP KHÔNG ĐÁP ỨNG VỚI ĐIỀU TRỊ THƯỜNG QUY ĐƯỢC HỖ TRỢ V-V ECMO VÀ PHẪU THUẬT THAY VAN CẤP
Sa van hai lá (SVHL) cấp tính do đứt dây chằng van hai lá là nguyên nhân gây sốc  tim  cấp,  suy  hô  hấp  cấp gây  đe  dọa  tính mạngnếu người bệnh không được cấp cứu và điều trị kịp thời và phù hợp. Các biện pháp điều trị kinh điển bao gồm hỗ trợ tình trạng suy hô hấp, tuần hoàn cấp giúp cứu nguy tính mạng với các biện pháp như: thở máy kiểm soát, và kiểm soát huyết động bằng thuốc, tuy nhiên khi tình trạng sốc và suy hô hấp không đáp ứng với các đều trị thường quy thì kỹ ECMO được coi là phương pháp điều trị cứu cánh, giúp duy trì tính mạng người bệnh để tiếp tục thực hiện các biện pháp
KẾT QUẢ PHẪU THUẬT THAY VAN HAI LÁ DO HẸP BẰNG VAN NHÂN TẠO CƠ HỌC ATS TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108
Tạp chí Y học Việt Nam - Tập 503 Số 2 - 2021
Mục tiêu: Đánh giá một số đặc điểm đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của các bệnh nhân hẹp van hai lá có chỉ định thay van cơ học ATS Open Pivot và đánh giá kết quả sớm của phẫu thuật thay van cơ học ATS Open Pivot trong điều trị hẹp van hai lá tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Đối tượng: 76 bệnh nhân hẹp van hai lá được phẫu thuật thay van hai lá cơ học ATS Open Pivot tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 12.2018 đến tháng 12.2020. Kết quả: Tuổi trung bình 50,79 ± 7,53 tuổi; nam nhiều hơn nữ. Hầu hết bệnh nhân có độ suy tim trước mổ NYHA II, III. Áp lực động mạch phổi tâm thu tăng chủ yếu mức độ trung bình và nặng. Thời gian tuần hoàn ngoài cơ thể trung bình 113,48 ± 25,42 phút; thời gian cặp động mạch chủ trung bình 88,66 ± 20,85 phút. Các biến chứng sớm hay gặp: chảy máu, biến chứng hô hấp, thần kinh. Tỷ lệ tử vong 1,3%. Sau mổ: áp lực động mạch phổi tâm thu giảm, tình trạng suy tim cải thiện. Kết luận: Thay van hai lá bằng van cơ học ATS Open Pivot là phương pháp điều trị tốt cho phần lớn bệnh nhân hẹp van hai lá với tỷ lệ biến chứng thấp, giảm tình trạng tăng áp lực động mạch phổi và suy tim theo thời gian.
#Thay van hai lá cơ học #van ATS #BVTW quân đội 108
PHẪU THUẬT NỘI SOI 3D THAY VAN BA LÁ Ở BỆNH NHÂN MỔ CŨ THAY VAN HAI LÁ: THÔNG BÁO CA LÂM SÀNG
Thông báo ca lâm sàng bệnh nhân hở van ba lá nặng, suy tim ở bệnh nhân có tiền sử mổ cũ thay van hai lá cơ học, rung nhĩ đã được phẫu thuật nội soi (sử dụng hệ thống nội soi 3D) qua đường mở nhỏ ngực phải 3D thay van ba lá sinh học tại Trung tâm Tim mạch bệnh viện E. Thông báo đề cập đến chỉ định, kỹ thuật và nguy cơ phẫu thuật thay van ba lá nội soi qua đường mở nhỏ ngực phải ở bệnh nhân đã phẫu thuật van hai lá trước đó.
#phẫu thuật nội soi #tim đập
Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật thay van hai lá và van động mạch chủ bằng van nhân tạo cơ học On-X tại Bệnh viện Bạch Mai
Mục tiêu: Đánh giá kết quả sớm các bệnh nhân được phẫu thuật thay đồng thời van hai lá và van động mạch chủ bằng van On-X tại Bệnh viện Bạch Mai. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả, tiến cứu, 100 bệnh nhân có chỉ định và được phẫu thuật thay đồng thời van hai lá và van động mạch chủ tại Bệnh viện Bạch Mai từ 7/2105 đến 9/2018, van On-X được lựa chọn, đánh giá sau ra viện. Kết quả: Tuổi 45,8 ± 9,6 năm (22-64 tuổi), nữ 48, nam 52. Triệu chứng khó thở (100%) với NYHA II (36%), NYHA III + IV (64%), rung nhĩ (67%). Siêu âm tim: Các buồng tim trái giãn: Thất trái tâm trương: 55,2 ± 8,9mm, nhĩ trái giãn: 53,8 ± 10,5mm. Tăng áp ĐMP (động mạch phổi): 47,2 ± 13,8mmHg. Trong mổ thay đồng thời van HL và van ĐMC bằng van On-X. Hậu phẫu: 1% chảy máu mổ lại, 3% tử vong sau mổ, tỷ lệ này tương đương các nghiên cứu khác. Đánh giá sau mổ: 97 bệnh nhân cơ năng cải thiện rõ: NYHA I (76,3%), tỷ lệ rung nhĩ giảm, van On-X hoạt động tốt. Kết luận: Bệnh nhân có tổn thương van hai lá và van động mạch chủ phối hợp thường có triệu chứng cơ năng nặng, rung nhĩ. Phẫu thuật thay van 2 van đồng thời mang lại lợi ích cải thiện cơ năng tốt, tử vong phẫu thuật 3%. Van On-X hoạt động tốt.
#Thay 2 van #van On-X #kết quả sớm
Tổng số: 44   
  • 1
  • 2
  • 3
  • 4
  • 5